I. SO SÁNH: MÁY ĐO HUYẾT ÁP CƠ VÀ MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG
1. Khái niệm
A: Máy đo huyết áp cơ:
Là một thiết bị giúp đưa ra các chỉ số huyết áp chính xác dựa trên những nguyên lý hoạt động đơn giản: Thiết bị sẽ tạo ra một áp lực lớn hơn áp suất tâm thu dự kiến, ngăn chặn sự chuyển động của dòng máu, sau đó giảm từ từ áp lực.
Người thực hiện đo nhận được chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương qua việc lắng nghe những chuyển động của dòng máu qua mạch. Các máy đo huyết áp cơ hiện thường được thấy tại các bệnh viện, phòng khám hay cơ sở y tế.
B: Máy đo huyết áp điện tử
Máy đo điện tử thuộc các thế hệ sau này trong dòng máy đo huyết áp với cơ chế hoạt động phụ thuộc vào các cảm ứng điện và năng lượng pin. Tùy vào từng dòng máy, kết quả trả về sẽ bao gồm chỉ số huyết áp, nhịp tim và các cảnh bảo nếu những chỉ số này rơi vào ngưỡng không an toàn.
ở thời điểm hiện tại, máy đo huyết áp điện tử có 2 loại cơ bản là: Máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay. Cả 2 loại này đều cho kết quả đo huyết áp tương đối chính xác, dễ sử dụng, thậm chí có thể tự mình dùng mà không cần sự trợ giúp của ai khác.
2. Cấu tạo thiết bị
A: Máy đo huyết áp cơ:
– Vòng bít: nối với quả bóp cao su bằng một ống dẫn khí. Vòng bít làm bằng vải và có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với bắp tay người cần đo.
– Đồng hồ đo: các chỉ số huyết áp sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ.
– Quả bóp cao su: là công cụ bơm hơi vào vòng bít nhằm làm tăng áp lực gây ra.
– Ống nghe: tương tự như ống nghe bình thường của các y bác sĩ. Nhiệm vụ của nó là giúp khuếch đại âm thanh, khiến việc phát hiện âm thanh mạch đập dễ dàng hơn.
– Túi đựng thiết bị.
B: Máy đo huyết áp điện tử
– Máy chủ kết hợp màn hình hiển thị kết quả đo: máy chủ trực tiếp điều khiến quá trình đo, lấy dữ liệu, xử lý rồi trả về kết quả bằng hiển thị trên màn hình điện tử
– Vòng bít: nối với máy chủ bằng một ống dẫn khí. Vòng bít làm bằng vải và có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với bắp tay hoặc cổ tay người cần đo.
– Ngõ cắm dây cuốn vòng bít.
3. Nguyên lý hoạt động
A: Máy đo huyết áp cơ:
Khi sử dụng máy đo huyết áp cơ, dòng máu của động mạch cánh tay sẽ bị cản trở lại bằng một vòng bít. Vòng bít sau khi quấn vào bắp tay sẽ được bơm phồng, cho tới khi không khí bên trong nó gây ra một áp lực đủ lớn làm cản trở hoạt động của dòng máu đi qua.
Khi van được mở, khí trong vòng bít thoát ra khiến áp lực do nó gây nên giảm xuống từ từ. Và đến khi áp lực được tạo ra bởi vòng bít bằng với huyết áp tâm thu của người đo thì máu sẽ đi qua vòng bít. Việc này dẫn đến dòng máu có sự thay đổi và tạo ra âm thanh có thể nghe được thông qua sử dụng ống nghe.
Áp lực vòng bít tạo ra vẫn sẽ tiếp tục giảm xuống cho đến khi âm thanh từ sự thay đổi của dòng máu biến mất. Lúc này, áp lực của vòng bít đã thấp hơn huyết áp tâm trương của động mạch. Xác định thời điểm âm thanh biến mất, số chỉ trên đồng hồ đo lúc đó cũng chính là huyết áp tâm trương.
B: Máy đo huyết áp điện tử
Một túi lực bơm hơi (vòng bít) được quấn quanh bắp tay hoặc cổ tay. Túi được kết hợp với máy đo huyết áp. Máy thông qua Motor tạo áp suất không khí nén bơm lên túi khí qua ống khí nối cho đến khi lưu thông động mạch chính của cách tay bị gián đoạn.
Áp lực trong túi được căng phồng sau đó từ từ giảm lượng hơi cho đến khi khí nó bằng với áp suất tâm thu trong động mạch, được chỉ định bởi máu một lần nữa di chuyển qua cách tay được quấn túi khí. Điều này tạo ra một âm thanh “đập mạnh”. Huyết áp tâm thu được ghi trên máy đo huyết áp và lưu lại bằng chỉ số cơ học.
Huyết áp ở động mạch chính của cánh tay giảm xuống bằng với áp suất thấp, đó là huyết áp tâm thương. Đây là áp lực mà tại đó các âm thanh đập không còn nghe được. Con số này được lưu lại bằng chỉ số cơ học.
Máy đo huyết áp có nhiều kiểu, đo cổ tay, đo bắp tay và có thể có nhiều chức năng phân tích rối loạn huyết áp cấp độ, rối loạn nhịp tim, cử động thân thể… và cho ra hình ảnh biểu tượng trên máy.
Tính chính xác của máy đo huyết áp điện tử được ghi nhận độ nhạy của âm thanh mạch đập tâm thu và tâm thương được tích hợp trong máy, nhằm thay thế các loại máy đo huyết áp cơ và sử dụng thính giác để nghe.
4. Ưu nhược điểm
A: Máy đo huyết áp cơ:
Ưu điểm
– Độ bền cao, kháng va đập mạnh.
– Không sử dụng pin hay điện, tiết kiệm các nguồn năng lượng.
– Đưa ra các chỉ số huyết áp chính xác có độ tin cậy cao.
– Mức giá hợp lý.
Nhược điểm
– Người sử dụng cần có một trình độ chuyên môn nhất định hoặc có hiểu biết và được đào tạo cách sử dụng máy đo huyết áp cơ.
– Hạn chế tự đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ, do các kết quả khi tự đo thường thiếu chính xác hơn.
– Cần thường xuyên điều chỉnh đồng hồ đo để tránh sai số dụng cụ.
B: Máy đo huyết áp điện tử
Ưu điểm:
– Nhỏ gọn, dễ dàng mang theo nó bên người và sử dụng bất cứ lúc nào bạn cần.
– Cho độ chính xác cao, dễ sử dụng.
– Tự động hiển thị kết quả trên màn hình LCD.
– Có thể tự đo, không cần sự trợ giúp của người khác.
– Có bộ nhớ lưu kết quả để so sánh và kiểm soát sức khỏe trong mức an toàn.
– Có 2 loại đo bắp tay và cổ tay để bạn lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm:
– Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn dòng máy cơ.
5. Cách thức sử dụng
A: Máy đo huyết áp cơ:
Chuẩn bị trước khi đo:
– Tiến hành chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: ống nghe, vòng bít nối với đồng hồ và quả bóp cao su…
– Người cần đo huyết áp phải trong tư thế thả lỏng, cánh tay được đặt ngay ngắn trên một bề mặt phẳng cao ngang ngực.
Tiến hành đo huyết áp:
– Phần loa của ống nghe cần đặt ở trên mạch và dưới vòng bít.
– Đưa hơi vào vòng bít bằng cách bóp quả bóp cao su.
– Bóp quả bóp liên tục cho đến khi không còn nghe được tiếng mạch đập qua ống nghe. Lúc này, hãy tiếp tục bơm hơi để tăng áp lực vòng bít thêm khoảng 30mmHg.
– Xả hơi khỏi vòng bít thật chậm rãi, từ từ. Bạn chú ý không được xả quá nhanh để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
Đọc kết quả:
– Sau khi xả hơi, để ý thật kĩ âm thanh mạch qua ống nghe cũng như chỉ số hiển thị trên bề mặt đồng hồ đo:
– Tại thời điểm người đo phát hiện tiếng mạch đập đầu tiên, số chỉ trên bề mặt đồng hồ chính là huyết áp tâm thu.
– Ngay khi âm thanh cuối cùng biến mất, ta thu được huyết áp tâm trương là số chỉ của đồng hồ.
B: Máy đo huyết áp điện tử
Chuẩn bị trước khi đo:
– Tiến hành kiểm tra xem máy còn pin hay không
– Người cần đo huyết áp phải trong tư thế thả lỏng, cánh tay được đặt ngay ngắn trên một bề mặt phẳng cao ngang ngực đối với trường hợp sử dụng máy đo huyết áp bắp tay.
– Trong trường hợp sử dụng máy đo huyết áp cổ tay thì thường là để ngửa tay, để tay trên bàn.
Tiến hành đo huyết áp:
– Trước hết, cách quấn vòng bít ở cổ tay hoặc bắp tay: chú ý không quấn vòng bít lên cổ tay áo hoặc áo, cần xắn tay áo lên và bắt đầu quấn.
– Nên tiến hành đo ở bên trái vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn (tuy nhiên bạn vẫn có thể đo ở bên tay phải hoặc bên tay trái song huyết áp giữa hai tay có thể khác nhau vì vậy mà giá trị đo cũng có thể khác nhau).
– Quấn vòng bít: Nếu đo cổ tay quấn sao cho ngón tay cái song song với màn hình hiển thị của máy và mép vòng bít cách cổ tay từ 1 đến 2 cm. Còn đo ở bắp tay quấn làm sao cho mép vòng bít cách khuỷu tay 1-2cm.
Đọc kết quả đo:
Đa phần màn hình các máy đo huyết áp tự động sẽ được chia thành 02 phần bởi đường thẳng nét đứt.
Kết quả sẽ hiện ra 03 hàng theo thứ tự từ trên xuống tương ứng với
– SYS mmHg nghĩa là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa);
– DIA mmHg nghĩa là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu);
– PULSE/min là số nhịp tim trong một phút tại thời điểm đo.
Một số máy đo huyết áp tự động hiện đại hơn được tích hợp chức năng ghi nhớ kết quả đo sẽ có thêm mục hiển thị:
– Phía bên trái hiển thị thời gian và kết quả đo của lần trước đó gần nhất.
– Phía bên phải hiển thị thời gian và kết quả đo của lần vừa đo.
6. Yêu cầu kỹ thuật
A: Máy đo huyết áp cơ:
– Máy đo huyết áp cơ chỉ có thể sử dụng bởi những người đã qua đào tạo và có kinh nghiệm nhất định.
B: Máy đo huyết áp điện tử
– Với máy đo huyết áp điện tử, ngoài khả năng cung cấp các chỉ số huyết áp chính xác, một số dòng máy đo huyết áp điện tử còn có các tính năng tiện lợi khác như: lưu trữ kết quả đo, cảnh báo các dấu hiệu bất thường trong huyết áp, nhịp tim….
7. Độ bền
A: Máy đo huyết áp cơ:
– Máy đo huyết áp cơ có độ bền cao, khả năng chống va đập tốt.
B: Máy đo huyết áp điện tử
– Trong khi đó, độ bền của máy đo huyết áp điện tử thường kém hơn máy đo huyết áp áp cơ.
8. Giá thành
A: Máy đo huyết áp cơ:
– Máy đo huyết áp cơ có giá thành rẻ hơn máy đo huyết áp điện tử, đa phần giá chỉ dừng ở con số vài trăm ngàn đồng/máy.
B: Máy đo huyết áp điện tử
– Máy đo huyết áp điện tử có giá thành cao hơn máy đo huyết áp cơ, nhưng tùy thuộc vào sự chọn lựa của người dùng giá có thể dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/máy.
II. KẾT LUẬN: MÁY ĐO HUYẾT ÁP CƠ VÀ MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG NÊN CHỌN LOẠI NÀO?
Với kết quả so sánh bên trên, tin chắc tất cả người dùng đều có chung một kết quả là chọn dùng máy đo huyết áp điện tử sẽ có nhiều tiện ích hơn.
Sẽ không cần nhờ đến người thứ 2 giúp đo huyết áp
Cũng không cần phải qua đào tạo chuyên sâu các kiến thức, cách thức sử dụng như máy đo cơ
Kết quả trả về chính xác, hiển thị rõ nét rất dễ đọc kết quả
Với thiết kế nhỏ gọn, sử dụng pin nên người dùng có thể mang theo để sử dụng mọi lúc mọi nơi.
…
Đặc biệt, một số dòng máy đo huyết áp điện tử thông minh như máy đo huyết áp Omron của Nhật Bản còn có chức năng cảnh báo lỗi cử động khi đo, cảnh báo chỉ số huyết áp, nhịp tim bất thường, lưu trữ lại kết quả đã đo… phục vụ công tác theo dõi sức khỏe cực kỳ tiện ích.